fbpx

Đôi nét về phóng sự cưới

Ảnh phóng sự cưới thường được nhắc với cái tên Wedding photojournalism hay Wedding documentary. Nhưng bản chất của các từ này bắt nguồn từ đâu, phóng sự cưới nên hiểu như thế nào cho đúng nghĩa và tại sao bạn nên chọn chụp ảnh phóng sự cưới. Bài viết này Thien Tong muốn các bạn hiểu đúng và hình dung được Thiện Tống sẽ làm việc như thế nào trong một đám cưới

Phóng sự cưới bắt nguồn từ đâu?

Photojournalism – Phóng sự ảnh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một phong cách báo chí được thực hiện thông qua nhiếp ảnh để kể chuyện trên tạp chí, tin tức và các ấn phẩm khác. Các phóng viên ảnh ​​sẽ quan sát và ghi lại các sự kiện khi chúng diễn ra, mà không có bất kỳ sự can thiệp hay pha trộn nào.

Vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, một nhóm phóng viên ảnh đã chuyển sang ngành chụp ảnh cưới và tạo ra một phong cách chụp ảnh độc đáo mới gọi là phóng sự ảnh cưới.

Documentary photography – Ảnh tư liệu là thể loại khá gần với photojournalism nhưng tính khắt khe trở nên nhẹ nhàng hơn. Ở đó, nhiếp ảnh gia có thể sắp xếp lại câu chuyện hoặc lựa chọn 1 tấm hình nhằm truyền tải mục đích của bài viết và đây chính là những gì giống nhất với ảnh phóng sự cưới hiện tại

Vậy ảnh phóng sự cưới nên được hiểu như thế nào cho đúng?

Tôi thấy các nhiếp ảnh gia trên Internet sử dụng cụm từ phóng sự cưới để mô tả công việc của họ, đôi khi chính xác nhưng nhiều lần thì không.

Nói một cách đơn giản – phóng sự cưới có nghĩa là ghi lại hành động của mọi người trong những khoảnh khắc chân thực . Những yếu tố chính là con người và chân thực. Bởi phóng sự ảnh là kể những câu chuyện có thực – có nghĩa là các nhiếp ảnh gia không chủ động kể khác đi một câu chuyện hay chỉnh sửa ảnh (photoshop) quá đà khiến sự chân thực trong tấm ảnh không còn nữa.

Mục tiêu của phóng sự ảnh là cho phép người xem có cái nhìn bên trong về cuộc sống của một cá nhân trong một hoàn cảnh nhất định.

Nhiếp ảnh gia chụp cưới thường sử dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này không có nghĩa là đèn flash bị cấm trong phóng sự ảnh. Tuy nhiên, phong cách chụp ảnh không đòi hỏi khả năng thích ứng với thay đổi ánh sáng mà không cần dựa vào đèn flash. Khi chọn một nhiếp ảnh gia chụp cho đám cưới của mình, bạn nên xem sự thay đổi, thích nghi với tất cả các điều kiện ánh sáng mà họ chụp sẽ như thế nào. Đó có thể là lúc mặt trời lên đỉnh hay hoàng hôn họ chọn ánh sáng, nắm bắt nó như thế nào. Hoặc là các bức ảnh trong nhà với ánh sáng cửa sổ, hay ánh sáng yếu thì khả năng sử dụng flash sẽ ra sao. Nếu hầu hết các bức ảnh họ chụp trông khá giống nhau (ví dụ như: sử dụng ánh sáng mềm rất nhiều, hay xóa phông rất nhiều) thì có lẽ họ không phải là một người chụp phóng sự.

Một nhiếp ảnh gia chụp cưới cũng sẽ tìm kiếm các điểm thuận lợi khác nhau để tạo ra những bức ảnh độc đáo. Tôi thích cách mà một nhiếp ảnh gia kenvinmohatt thực hiện. Anh ấy chọn cách thấp người xuống để chụp những nhóm người chen chúc nhau, hay bước vào giữa cuộc vui khi có một đám đông đang nhảy múa. Mục đích là để hòa vào cuộc vui của mọi người ở trong đám cưới ấy.

Còn tôi, trong ngày cưới của bạn, có thể bạn sẽ thấy tôi lặng đi, ít nói hơn. Nhưng hãy yên tâm tôi đang muốn tĩnh lại để quan sát được nhiều hơn, ghi nhận được nhiều hơn với mục đích kể một câu chuyện đa chiều hơn.